Thành phố Hội An
Thành phố Hội An
Thành phố Hội An

VR360

Phố cổ Hội An của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới. Với vẻ đẹp cổ kính của các công trình kiến trúc nghệ thuật cùng cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, xinh đẹp, hòa quyện cùng nếp sống bình dị, thuần hậu của con người. Những điều này tạo nên một chất Hội An riêng biệt và được du khách muôn nơi dành sự quan tâm, ưu ái.

Giới thiệu
Giới thiệu
Độc đáo nghề chằm lá dừa nước Cẩm Thanh
Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 20, năm 2024
Hội An - Thành phố Thủ công và Nghệ thuật dân gian
Du lich xanh Hội An
Tại sao Làng rau Trà Quế nên trở thành Làng du lịch tốt nhất?
Tết nghĩa là hy vọng
Trải nghiệm sắc xuân Hội An tại Hà Nội
Hội An diễu hành chào mừng gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu
Nghề đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm
Hội An hướng tới gia nhập Thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO
VUNGOC& SON | FULL SHOW PHUONG DONG RUC RO -COLORS OF THE HEART -CRUISE23
Cửa tiệm hạnh phúc
Hội An hướng đến gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO
Trại sáng tác “Không gian sáng tạo”và “Nét hoa Nghề lần thứ II”
Tham vấn lấy ý kiến hoàn thiện hồ sơ "Hội An - Thành phố sáng tạo"
Ra mắt HTX Du lịch Làng nghề truyền thống CLC và khai trương Điểm trải nghiệm đan võng ngô đồng
Hội An tổ chức “Không gian Tinh hoa trà Việt” và chương trình hòa nhạc guitar cổ điển
Lễ khởi công tu bổ di tích Chùa Cầu
Hội An khai mạc sự kiện "con đường nghệ thuật và sáng tạo"
Triển lãm ảnh "Sắc màu hội tụ ba miền" tại Hội An
Rộn ràng Lễ hội Cầu Bông Trà Quế - Cẩm Hà - Hội An
Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng - Hội An
Báo cáo chuyên đề “Hội An - Từ thành phố di sản đến thành phố sáng tạo”
Hội An tổ chức Hội thi Hô hát bài chòi năm 2023
Tổng kết hội thi Hô hát Bài chòi TP.Hội An năm 2023
Hội An khởi động dự án phát triển các mô hình sinh kế cộng đồng
Gần 600 diễn viên, nghệ sĩ tham gia Hội thi Hợp xướng quốc tế tại Hội An
Bài chòi Hội An trong đời sống đương đại
Hội An tổ chức thi sáng tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Khảo sát thực tế, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Tu bổ di tích Chùa Cầu
Hội An - Hướng đến thành phố sáng tạo toàn cầu
Trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực văn hóa sáng tạo thủ công, nghệ thuật dân gian âm nhạc tại Hội An
Hội An thành phố sáng tạo
Hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 7, Hội An 2023
Giới thiệu "Hội thi hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 7, Hội An 2023"
Lễ hội đèn lồng Hội An tại Wernigerode (CHLB Đức)
Nét xưa phố Hội
Ngày hội Khinh khí cầu
Du lịch Hội An
Nét hoa nghề Hội An
Cao lầu
Cao lầu
Nhiều người vẫn thắc mắc tại sao lại gọi tên món ăn là cao lầu. Có phải trước đây món ăn này thường được bày bán trong những quán ăn có lầu hay không ? Nó có quan hệ thế nào với hiệu cao lâu ở 36 phố phường Hà Nội ? Ngoài đó, người ta gọi các tiệm ăn sang trọng của những chú Hoa kiều là cao lâu. Nhà thơ và cũng là nhà ăn chơi nổi tiếng của đất Nam Định Trần Tế Xương đã từng tự thú: "nghiện trà, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu...". Và nó có dính líu gì với thú cao lâu gắn với việc vui chơi đàn hát của các ca nhi thuở trước. Vì chữ lầu trong cao lầu còn có thể đọc là lâu. Là nơi gặp gỡ của dân tứ xứ từ trong nước cho đến nước ngoài, từ Kẻ Chơ cho chí Đồng Nai, Gia Định, ai dám chắc rằng trước đây thú cao lâu đã không có mặt ở Hội An. Chẳng rõ như thế nào, chứ nhà thơ tài hoa Cao Bá Quát cũng đã từng tham gia vào một buổi vui chơi đàn hát tại phố Hội An và nơi đây ông đã gặp lại một người quen cũ vốn là ca nhi ở Đàng Ngoài... Dù thế nào thì cao lầu cũng vẫn là một món ăn riêng có của Hội An. Nó bao hàm trong mình nhiều vấn đề lịch sử - văn hóa hết sức thú vị. Để có được tên gọi và vị trí như ngày nay chắc hẳn nhiều thế hệ cư dân địa phương đã bỏ nhiều công sức để mày mò gia công, chế biến.

Tại sao bạn lại đến với Hội An?

Hội An là vùng đất trải qua chiều dài lịch sử xuyên suốt, trên 2000 năm trước đã có con người cư trú nơi đây. Điều này thể hiện rõ qua các bảo tàng chuyên đề tại Hội An: Bảo tàng Lịch sử, văn hóa Hội An; bảo tàng Gốm sứ mậu dịch; bảo tàng Sa Huỳnh; bảo tàng Văn hóa dân gian. Cùng với Khu phố cổ Hội An- Di sản văn hóa thế giới của nhân loại thì các giá trị về văn hóa phi vật thể như nếp sống, con người, tập tục, ẩm thực, văn hóa- văn nghệ dân gian… luôn mang lại sự hấp dẫn đối với du khách.

Giai đoạn từ cuối thế kỷ 16, Hội An trở thành nơi tập trung trao đổi hàng hóa của các thương nhân đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Ấn Độ, Tây Ban Nha… Chính vì vậy, Hội An được coi là điểm hội tụ và giao thoa của những nền văn hóa Đông - Tây. Đến nay, những di tích trong lòng phố vẫn tồn tại qua những thăng trầm của lịch sử và mưa nắng của thời gian. Trái ngược với đô thị hiện đại, Hội An gây ấn tượng với du khách bằng những ngôi nhà lợp mái rêu phong, bức tường vàng cổ kính và những chiếc đèn lồng làm nên thương hiệu Hội An. Trong lòng phố hiện tồn tại đến hơn 1.360 di tích, hơn 1000 ngôi nhà cổ cùng với các di tích đền miếu, chùa, hội quán… trong đó cầu Nhật Bản- trở thành biểu tượng của vùng đất này. Với lối kiến trúc độc đáo, các điểm di tích tại Hội An là một nơi hấp dẫn để khám phá và trải nghiệm. Phần lớn những ngôi nhà ở đây theo kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển của đô thị. Cuộc sống thường nhật của cư dân Hội An với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được lưu giữ.

Bên cạnh dòng Thu Bồn, các làng nghề thủ công truyền thống xứ Quảng nói chung, Hội An nói riêng đã khẳng định được vị thế trong dòng chảy văn hóa Việt từ ngàn đời. Làng gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng, rau Trà Quế, yến Thanh Châu, chài Thanh Nam…đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy trong diện mạo mới cùng với ngành du lịch địa phương. Ở thế kỷ 16 đến 17, các làng nghề này từng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế ở thương cảng Hội An.

Ẩm thực Hội An là một nốt nhạc hòa ca trong bản tình ca ẩm thực xứ Quảng, đậm đà và đa hương sắc. Dưới những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội cùng phong tục, tập quán và tín ngưỡng riêng đã hình thành nên văn hóa ẩm thực Hội An đặc trưng. Đó là những món ăn đã đi vào thương nhớ trong lòng du khách: mỳ Quảng, cao lầu, cơm gà, bánh bao bánh vạc, hoành thoánh… kết hợp và biến tấu trên nền ẩm thực gốc Việt với ẩm thực các quốc gia khác như Trung Hoa, Nhật Bản, Chăm Pa. Có thể nói đến với Hội An là đến với thiên đường ẩm thực của miền Trung Việt Nam.

Go top