Sự kiện nổi bật

Sự kiện nổi bật

Top 10 lễ hội đăc sắc nhất tại Hội An hấp dẫn khách du lịch

Hoạt động thả đèn hoa đăng ở lễ Vu Lan

 

Lễ vía bà Thiên Hậu

Lễ vía bà Thiên Hậu có nguồn gốc từ Trung Hoa, đây là một trong những lễ hội lớn ở Hội An được diễn ra vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm. Lễ vía bà Thiên Hậu được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ và biết ơn bà Thiên Hậu đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa ở ngoài khơi cho các thương lái làm ăn yên ổn. Trong lễ vía bà Thiên Hậu, người chủ trì buổi lễ sẽ đọc diễn văn bằng tiếng Hoa ca ngợi công lao của nữ thần Thiên Hậu đối với người dân, ngoài ra ở lễ hội còn diễn ra các hoạt động nhộn nhịp như múa lân, văn nghệ, xin xăm/quẻ,… Lễ hội được tổ chức ở Hội Quán Phúc Kiến – nơi được người Hoa xây dựng nên, nay đã trở thành một trong những điểm tham quan độc đáo khi khách du lịch ghé đến Hội An.

Lễ vía bà Thiên Hậu

Lễ vía bà Thu Bồn

Lễ vía bà Thu Bồn được diễn ra vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm được tổ chức chính tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ở Hội An, lễ vía bà Thu Bồn được tổ chức đơn giản với các hoạt động truyền thống như thi làm bánh, hát đối đáp, chơi cờ người, kéo co,… thu hút rất đông các du khách tham gia trải nghiệm những trò chơi dân gian trong lễ hội. Lễ vía bà Thu Bồn được tổ chức với ý nghĩa tưởng nhớ đến bà Thu Bồn – một người gốc của nước Chăm – đã đem đến nghề nông, ngư nghiệp và phù hộ cho người dân nơi đây công việc thuận buồm xuôi gió.

Tết Trung Thu

Trung Thu là lễ hội đặc biệt không chỉ diễn ra ở Hội An mà còn được tổ chức nhộn nhịp trên khắp cả nước vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Đối với dân tộc Việt Nam, chắc hẳn không ai không biết đến Tết Trung Thu – lễ hội cổ truyền vào ngày trăng tròn nhất, sáng nhất trong năm. Tết Trung Thu là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Hội An, vào ngày này, khắp các đường phố đều được trang trí đèn lồng sáng rực, người dân và du khách cùng nhau rước đèn, phá cỗ,.. riêng đối với người Việt Nam thì Tết Trung Thu mang ý nghĩa đoàn tụ gia đình, con cháu về tụ họp với ông bà và bố mẹ cùng bên nhau ăn cỗ bánh kẹo. Đặc biệt trong ngày Tết Trung Thu, người ta bắt gặp những đoàn múa lân trên đường phố, những chiếc đèn lồng với hình thù độc đáo rực rỡ khắp các nẻo đường và cảnh trẻ em vui đùa cùng nhau sẽ đem đến những ấn tượng khó phai, đặc biệt đối với khách nước ngoài du lịch Hội An.

Tết Trung Thu rực rỡ tại Hội An

Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, mang ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới an lành, bên cạnh đó, người dân còn quan niệm ngày tết Nguyên Tiêu là ngày các quan trên ban phước lành đến với mọi người. Trong ngày tết Nguyên Tiêu, người dân sẽ tổ chức các nghi lễ cúng bái, giải hạn, cầu an, bên cạnh đó các hoạt động trong lễ hội vô cùng thú vị như bịt mắt đánh trống, các trò chơi dân gian dành cho trẻ em được tổ chức cả ngày ở khu phổ đi bộ ở phố cổ Hội An chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều du khách tham gia khi du lịch Hội An vào thời điểm này.

Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan còn được biết đến là ngày lễ báo hiếu cha mẹ được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng nằm, không chỉ là một lễ hội truyền thống ở Hội An mà còn là kễ hội lớn được tổ chức trên khắp đất nước Việt Nam. Nguồn gốc của lễ Vu Lan bắt nguồn từ sử sách của Đức Phật đã giúp đỡ cho đệ tử của mình là Mục Liên cứu mẹ đẻ ra khỏi kiếp bị quỷ đày đọa vào ngày rằm tháng 7, từ đó ngày lễ Vu Lan được ra đời để các con cháu tỏ lòng biết ơn cha mẹ, ông bà đã dày công sinh thành. Ở Hội An, lễ Vu Lan được tổ chức lớn hơn bao giờ hết với hoạt động tắt điện, thả đèn hoa đăng vào đúng 7h tối, tạo nên một khung cảnh rực rỡ và yên bình cho cả khu phố cổ. Đối với người Việt Nam nói chung và với người dân Hội An nói riêng, lễ Vu Lan là một trong những lễ hội mang nhiều ý nghĩa, thể hiện cho tấm lòng trân quý công ơn của cha mẹ, ông bà của chúng ta, đây là một nét đẹp văn hóa luôn được bảo vệ và gìn giữ qua nhiều thế kỷ.

Lễ tế cá Ông

Lễ tế cá Ông được xem là một trong những lễ hội lớn nhất và cũng là lễ hội truyền thống ở Hội An được diễn ra vào giữa tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ tế cá Ông mang ý nghĩa lớn đặc biệt đối với người dân làng chài, mục đích của lễ hội là để tỏ long biết ơn đối với cá Ông đã mang đến một mùa đánh bắt bội thu và phù hộ cho sóng yên biển lặng ngư dân ra khơi trở về an toàn. Trong lễ hội tế cá Ông, người dân sẽ dâng đồ tế lễ (đồ tế lễ sẽ không dùng hải sản), các tàu thuyền sẽ trang trí đèn lồng sáng rực, nghi lễ được tổ chức trong đêm và rạng sáng hôm sau thì hàng loạt tàu thuyền sẽ cùng làm lễ rước trên biển. Du lịch Hội An vào thời điểm này, du khách sẽ có cơ hội hòa mình cùng các ngư dân tham gia lễ hội để cùng hòa mình vào không khí linh thiêng và nhộn nhịp trong chuyến du lịch của mình.

Lễ tế Cá Ông

Lễ hội làng gốm Thanh Hà

Làng gồm Thanh Hà là một trong các điểm du lịch Hội An nổi tiếng nhất và lễ hội làng gốm Thanh Hà là lễ giỗ tổ nghề gốm được tổ chức vào ngày 10 tháng 7 âm lịch hàng năm nhằm tri ân các bậc nghệ nhân làm gốm đã góp công sức xây dựng làng nghề từ những năm của thế kỷ 16. Lễ hội làng gốm Thanh Hà không chỉ đơn thuần là một nét đẹp văn hóa mà còn mang tính giáo dục thế hệ sau phải bảo vệ và giữ gìn truyền thống tốt đẹp này. Đặc biệt đối với các khách du lịch Hội An tự túc, đến với lễ hội làng gốm Thanh Hà, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nghi lễ rước kiệu thần chủ đi qua khắp các ngả đường của làng từ miếu Nam Diêu về dinh Thanh Chiếm để tế lễ, bên cạnh đó, các hoạt động ở lễ hội như múa lân, văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian về gốm được diễn ra sôi nổi, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch ghé đến tham gia.

 

Làng gồm Thanh Hà là một trong các điểm du lịch Hội An nổi tiếng nhất và lễ hội làng gốm Thanh Hà là lễ giỗ tổ nghề gốm được tổ chức vào ngày 10 tháng 7 âm lịch hàng năm nhằm tri ân các bậc nghệ nhân làm gốm đã góp công sức xây dựng làng nghề từ những năm của thế kỷ 16. Lễ hội làng gốm Thanh Hà không chỉ đơn thuần là một nét đẹp văn hóa mà còn mang tính giáo dục thế hệ sau phải bảo vệ và giữ gìn truyền thống tốt đẹp này. Đặc biệt đối với các khách du lịch Hội An tự túc, đến với lễ hội làng gốm Thanh Hà, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nghi lễ rước kiệu thần chủ đi qua khắp các ngả đường của làng từ miếu Nam Diêu về dinh Thanh Chiếm để tế lễ, bên cạnh đó, các hoạt động ở lễ hội như múa lân, văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian về gốm được diễn ra sôi nổi, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch ghé đến tham gia.

 

Lễ hội Cầu Bông

Là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Hội An, lễ hội Cầu Bông rất độc đáo được tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch, đây là dịp đặc biệt để người dân Hội An bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã có công khai phá ra làng rau Trà Quế có tuổi đời lên đến 400 năm. Tham gia lễ hội Cầu Bông, du khách có cơ hội hóa thân vào thành một nông dân trồng rau đích thực với các hoạt động trồng rau, thu hoạch nông sản, bên cạnh đó thì lễ hội là dịp để các bà nội trợ thi thố trổ tài khéo tay của mình qua các cuộc thi trang trí, bày biện rau củ theo chủ đề mỗi năm. Lễ hội Cầu Bông là một nét văn hóa nổi bật ở Hội An và cũng là cơ hội kết nối giữa người dân với du khách gần gũi với nhau hơn

Nguồn: Best Price.Vn

Go top