Nhà cổ Đức An hiện nay là điểm tham quan hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Ngôi nhà vừa mang giá trị về lịch sử, văn hóa của một di tích kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc, được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Đồng thời Đức An cũng là một di tích cách mạng nổi tiếng ngày xưa tại Hội An.
*Nhà cổ Đức An
Thủy tổ tộc Phan là Ông Phan Công Thuyên từ Sơn Tây thuộc Lam Sơn Động, Bắc Bộ, dưới thời Trần (1307), Ông được nhà vua cử vào trong cuộc Nam tiến bình Chiêm tại Châu Ô, Châu Rí. Sau đó ông định cư tại Đà Sơn, Hòa Vang, Quảng Nam. Đến đời ông Tổ thứ 15 vào thời hậu Lê (1740-1786) từ Giáng La xuống phố Hội An buôn bán và lập nghiệp. Hiện nay vẫn còn ngôi từ đường họ Phan tại 18Lê Lợi. Gia đình Họ Phan tại 129 Trần Phú là con từ đời thứ 21 của dòng họ Phan. Ngôi nhà Đức An được xây dựng khoảng thế kỷ XVIII.
*Hiệu buôn thuốc Bắc:
Hiệu buôn thuốc bắc Đức An đã từng tồn tại và phát triển cùng với các hiêu buôn trên đường Trần Phú như Hòa Xuân, Quân Thắng, Thái An đường, Thuận An đường,.... Các hiệu buôn này đã góp phần làm cho đô thị thương cảng Hội An phát triển phồn thịnh vào các thế kỷ XVIII - XIX đến đầu thế kỷ XX. Thời gian này, Tây Y chưa phát triển thì nghề thuốc Đông Y vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng dân cư ở Hội An và các vùng lân cận.
*Nhà sách Đức An và sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
Vào những năm đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước và kháng Pháp đã diễn ra rộngkhắp khu vực Tỉnh Quảng Nam cũng như trên cả nước. Hội An cũng là một trong những nơi của tỉnh Quảng Nam sớm hưởng ứng phong trào này. ở Hội An , có nhiều tổ chức đã có các cơ sở truyền bá tư tưởng yêu nước hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó nơi tiêu biểu là Nhà Đức An.
Vào thời điểm này gia đình Đức An vốn làm nghề buôn bán sách vở nhưng được sựhướng dẫn của Huỳnh Thức Kháng và Trần Quý Cáp, nhà Đức An trở thành nơi tổ chức bán các loại sách văn thơ tiến bộ nhằm truyền bá chủ nghĩa yêu nước đến của các tầng lớp nhân dân trí thức trong xã hội.
Năm 1928 tại ngôi nhà này đồng chí Phan Thêm đã làm việc với đồng chí Đỗ Cung, đại diện tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Đà Nẵng và đồng chí Nguyễn Thiên đại diện Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bàn việc sát nhập 2 tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hội An và Đà Nẵng thành Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên Quảng Nam. Đến tháng 3/1929, sự kiện Tỉnh bộ lâm thời Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời cũng diễn ra tại ngôi nhà Đức An.
Từ năm 1934 về sau, ngôi nhà Đức An được Ông Phan Ngọc Nhân (anh trai của đồng chí Phan Thêm) sở hữu, tiếp tục sinh sống.
Sau những chặng đường đầy thử thách, làm nên những thành tích đáng tự hào với truyền thống yêu nước của quê nhà, khi về già lúc tuổi cao trong ông vẫn đau đáu mãi những tình cảm với quê hương, hướng về quê hương.
Theo tài liệu nguyên cứu của Trung tâm QLBTDS Hội An