Tin tức

Tin tức

Đổi mới, sáng tạo trong giáo dục Di sản ở Hội An

1. Tăng cường tìm hiểu kiến thức về di sản tại các di tích ở Hội An

Bảo tàng Hội An đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giáo dục gìn giữ và phát huy giá trị nhiều mặt của Đô thị cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới. Thời gian qua, Bảo tàng Hội An đã mạnh dạn thay đổi phương pháp hoạt động giáo dục truyền thông để đưa bảo tàng đến gần công chúng hơn. Đó là truyền thông qua các trang mạng xã hội như trưng bày online, livestream, facebook,ứng dụng công nghệ số trong biên soạn, giảng dạy tài liệu “Giáo dục di sản trong học đường”.Từ những hoạt động này các tổ chức, cá nhân biết về Bảo tàng Hội An nhiều hơn,bước đầu đem lại những kết quả khả quan.Trong năm 2022, và đầu năm 2023 đến nay, tần suất học sinh các công ty lữ hành đăng ký những hoạt động tham quan, trải nghiệm tại bảo tàng tăng hơn trước.Tuy nhiên, để bảo tàng thích ứng và phát triển trong điều kiện hiện nay, Bảo tàng Hội An cần tìm tòi, sáng tạo nhiều hướng đi mới trong công tác giáo dục - truyền thông để góp phần bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa Hội An một cách bền vững.

2. Chương trình giáo dục di sản cho học sinh tiểu học

Nhằm nâng cao sự hiểu biết về lịch sử - văn hóa Hội An cho đối tượng học sinh, nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa Hội An trong tương lai. Thành phố Hội An đã có cách làm mới trong giáo dục học sinh tìm hiểu, yêu mến di sản Hội An thông qua việc hình thành đa dạng các kỹ năng, tạo ra một phương thức mới để nhà trường, ngành giáo dục khai thác có hiệu quả nhất các bảo tàng, di tích.

Trên Quyết định số 2791/QĐ-UBND ngày 25/11/2014 của UBND thành phố Hội An về việc Phê duyệt đề án “Giáo dục Di sản trong học đường ở Hội An”. Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa thuộc Hội Di sản Việt Nam hướng dẫn tập huấn để xây dựng bộ tài liệu “Giáo dục di sản trong học đường ở Hội An”. Sau nhiều nỗ lực, bộ tài liệu “ Giáo dục di sản trong học đường ở Hội An” dành cho cấp tiểu học đã hoàn thiện và triển khai đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ năm 2021.

Căn cứ vào nhu cầu của giáo dục phổ thông, tìm kiếm những điểm phù hợp từ nội dung giáo dục ở trường học và nội dung di sản (đặc biệt là những di tích, hiện vật bảo tàng, di sản phi vật thể đặc trưng và ấn tượng), cán bộ bảo tàng đã kết nối/ tích hợp, xây dựng thành một chương trình giáo dục di sản.Đây là hình thức giáo dục khác với học ở trường, là giáo dục thông qua trải nghiệm, phát triển tri thức, kỹ năng và không liên quan đến thi cử, kiểm tra.

3. Đổi mới và đa dạng hóa hoạt động đkết nối với cộng đồng

Để thích ứng với tình hình chung, Bảo tàng Hội An tiếp tục điều chỉnh, đa dạng hóa và đổi mới nhiều lĩnh vực hoạt động để kết nối, đem lại sự trải nghiệm cho công chúng trong thời gian vừa qua. Ngoài hoạt động “Chúng em cùng nhau khám phá bảo tàng” được tổ chức thường xuyên cho học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo năm học và các  nhóm theo độ tuổi, tổ chức vào thứ bảy hằng tuần, dường như đã trở thành “thương hiệu” của Bảo tàng Hội An. Chương trình giáo dục trực tuyến cũng được chú trọng nâng cao về nội dung, kỹ thuật. Mỗi cổ vật,mỗi tác phẩm nghệ thuật đều ẩn chứa câu chuyện đầy xúc động, những giá trị văn hóa phi vật thể quý báu là phân hồn không thể thiếu của hiện vật.

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của hiện vật đến công chúng hiệu quả nhất nên bảo tàng đã tập trung đầu tưhoạt động trực tuyến như “Một giờ tham quan bảo tàng”bằng thức livestrem về Cối xay lúa, nghề làm Thiên Cẩu,... hay trưng bày online“Chum mộ thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh”, “Gốm cổ từ lòng biển Cù Lao Chàm”, “Một số công cụ nghề đánh bắt sông nước truyền thống tại Hội An", “Lưu giữ Tết xưa qua tục dựng Nêu ở Hội An; “Địa chỉ đỏtuổi trẻ phố Hội” có gắn mã QR; tổ chức cuộc thi “Video clip tuyên truyền di tích lịch sử Cách mạng và nét đẹp văn hóa trên địa bàn thành phố Hội An”và video giới thiệu Nhà lao Hội An, nghề gốm Thanh Hà…Hoạt động này đã tạo điều kiện cho công chúng ở bất cứ đâu cũng có thể chủ động tương tác, trao đổi tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa Hội An thông qua hiện vật tại bảo tàng. Để thực hiện những hoạt động trực tuyến, cán bộ bảo tàng không ngừng học hỏi nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật chụp, xử lý ảnh hiện vật để những hình ảnh, video đem đến sự hài lòng đối với người xem.

 

Nguồn tin: Trung tâm QLBTDSVH Hội An

Go top