Theo các nguồn tư liệu thì từ thế kỉ XVI – XVIII, dưới thời Hội An là một thương cảng cực thịnh,các thương nhân nước ngoài: Bồ Đào Nha, Anh, Pháp,Nhật Bản và Trung Quốc đã lần lượt đến đây để buôn bán; nhưng chủ yếu, vẫn là các khách thương gia từ Nhật Bản và Trung Quốc. Với vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi trên con đường thương mại quốc tế và nhờ những chính sách ưu đãi ngoại thương của Chúa Nguyễn nên nhiều thương gia, đặc biệt là những thương gia người Hoa đã nhanh chóng trở nên giàu có và nhiều người trong số họ đã xây cất nhà riêng và các công trình kiến trúc cộng đồng.
Hội quán là nơi sinh hoạt cộng đồng trên cơ sở những ngươi cùng quê. Hiện nay, ở Hội An còn có 4 hội quán: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, tương ứng với 4 bộ phận dân cư chiếm số đông và có 1 hội quán chung cho 4 hội quán hội quán ngũ bang (Trung Hoa hội quán). Tất cả các hội quán đều nằm trên trục đường Trần Phú - Nguyễn Duy Hiệu, quay mặt ra hướng Nam.
Tiền thân Hội quán Phúc Kiến ra đời năm 1697, cuối thế kỷ 17. Sau này, đến năm 1757 khi người Hoa tiếp quản họ đã cho xây dựng lại, lợp mái ngói. Lần trùng tu lớn nhất: 1971, 1974.
Về hình thức các hội quán thường gặp ở các đô thị cổ khác: Hà Nội, Huế, Nam Định... Đó là một công trình kiến trúc tổng thể gồm: một cổng lớn ở phía trước - khoảng sân rộng có cây cảnh, hòn non bộ - tiền đình - bái đình - chánh điện.
Riêng ở Hội quán Phúc Kiến bước vào ngoài cổng chính ta sẽ gặp cổng Tam Quan lớn rất kiên cố. Trên những rễ cây đâm ra người nghệ nhân đã điêu khắc, chạm trổ rất nhiều con vật. Đó chính là tác phẩm của những người nghệ nhân Làng mộc Kim Bồng, 1 làng nghề thủ công nổi tiếng của Quảng Nam.
Gian tiền đình là nơi hội họp, gặp mặt trao đổi sinh hoạt của người dân. Bên trái và bên phải có 2 bức phù điêu.Gian bái đình: Là nơi để cúng bái, ngày xưa là khoảng lộ thiên, giờ có mái che.
Chánh điện là nơi có kiến trúc lớn nhất của cả tổng thể hội quán. Nơi đây, ngay bàn thờ chính giữa người ta thờ bà Nữ thần Thiên hậu thanh mẫu bà má tổ ngư), cứu người dân đi biển.
Bên trái gian chính điện có thờ 1 mô hình chiếc thuyên buồm, bên trong vẫn có không gian sinh hoạt của người dân đi biển, vẫn phòng, bếp, nơi thờ tự.... Trước gian hậu cung, là khoảng lộ thiên, dường như ở công trình cổ nào trong khu phố này đều có, đó là sân trời hoặc giếng trời, nơi trời đất giao nhau - âm dương hoà hợp – thuật phong thuỷ cua người xưa: Rồng xanh hổ trắng Thanh Long Bạch Hổ.
Gian hậu cung của Hội quán gồm 3 gian thờ, gian chính giữa thờ Lục Tánh Vương gia, gian tả thờ 3 bà chúa sinh thai và 12 bà mụ, gian hữu thờ vị thần tài công phù hộ cho việc buôn bán, kinh doanh.
Theo tài liệu Trung tâm QLBTDS Hội An