Kiến trúc

Kiến trúc

Ngôi chùa không thờ phật tại Hội An

Không chỉ có các ngôi nhà cổ kính, các hội quán,… Hội An còn sở hữu nhiều công trình chùa chiền, đền đài tâm linh, có giá trị văn hóa lớn, một trong số đó phải kể đến chùa Ông. Chùa Ông Hội An – ngôi chùa linh thiêng gần 400 năm tuổi đã và đang là điểm đến thu hút nhiều du khách ghé thăm. 

Vài nét về chùa Ông Hội An

– Chùa Ông nằm ở đâu?

Chùa Ông còn được mọi người gọi với cái tên khác là Quan Công Miếu. Ngôi chùa này nằm trên con đường Trần Phú, khá gần trung tâm phố cổ Hội An. Với vị trí khá đắc địa nên việc di chuyển tới chùa cũng tương đối thuận lợi và dễ dàng.

Chùa Ông Hội An

Vài nét về chùa Ông Hội An

– Chùa Ông nằm ở đâu?

Chùa Ông còn được mọi người gọi với cái tên khác là Quan Công Miếu. Ngôi chùa này nằm trên con đường Trần Phú, khá gần trung tâm phố cổ Hội An. Với vị trí khá đắc địa nên việc di chuyển tới chùa cũng tương đối thuận lợi và dễ dàng.

Khái quát về lịch sử hình thành chùa Ông Hội An

Chùa Ông được khởi công xây dựng lần đầu tiên vào năm 1653 của thế kỷ 17. Đây là thời kỳ giao thương, buôn bán hưng thịnh nhất của thương cảng Hội An. Thời ấy, phố cổ Hội An là thương cảm quốc tế lớn và sầm uất bậc nhất. Các thuyền buôn từ nhiều nước khác nhau trên thế giới về đây giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa. Trong đó, có rất nhiều thương nhân là người Hoa tới sinh sống và chọn Hội An để định cư.

Khái quát về lịch sử hình thành chùa Ông Hội An

 Chùa Ông được khởi công xây dựng lần đầu tiên vào năm 1653 của thế kỷ 17. Đây là thời kỳ giao thương, buôn bán hưng thịnh nhất của thương cảng Hội An. Thời ấy, phố cổ Hội An là thương cảm quốc tế lớn và sầm uất bậc nhất. Các thuyền buôn từ nhiều nước khác nhau trên thế giới về đây giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa. Trong đó, có rất nhiều thương nhân là người Hoa tới sinh sống và chọn Hội An để định cư.

Chùa Ông từng được xem là trung tâm tín ngưỡng của tỉnh Quảng Nam. Là nơi mà xưa kia các thương nhân thường xuyên lui tới trong việc buôn bán cũng như cầu vận may. Còn bây giờ, chùa ngoài là điểm sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương còn được xem là điểm tham quan hấp dẫn nhiều du khách.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Ông Hội An

+ Di chuyển từ trung tâm phố cổ

Xuất phát từ trung tâm phố cổ, bạn có thể đi tới đường Cửa Đại – Trần Hưng Đạo – rẽ trái vào Nguyễn Huệ. Từ đây đi thêm khoảng 240m, nhìn bên trái sẽ thấy chùa Ông. Quảng đường chỉ dài khoảng 1km với tầm 3 – 5 phút di chuyển.

Tùy vào sở thích của bạn mà có thể đi bộ hay xe đạp đều được. Nhưng để tiện thì bạn nên thuê xe đạp với giá 40k/chiếc để đi lại và ngắm cảnh đẹp dọc đường.

+ Di chuyển từ thành phố Đà Nẵng

Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, bạn có thể chọn xe máy, taxi, thuê ô tô hay bắt xe bus để tới chùa Ông. Nếu thích tự do, chủ động thì chọn xe máy hoặc thuê ô tô riêng. Còn muốn tiện không phải tìm đường thì sử dụng các phương tiện công cộng.

Có nhiều tuyến đường cho bạn lựa chọn. Trong đó tuyến đường phổ biến và được được nhiều người lựa chọn nhất là tuyến đường biển qua Võ Nguyên Giáp, cụ thể:

Cầu Rồng – Võ Văn Kiệt – rẽ phải qua Võ Nguyên Giáp – Trường Sa – Lạc Long Quân – Nguyễn Tất Thành – Lý Thường Kiệt – Thái Phiên – Trần Phú.

Giờ mở cửa và thời điểm khám phá chùa Ông Hội An

Để tham quan, khám phá chùa Ông, bạn nên biết trước những điểm sau đây.

– Chùa Ông mở cửa tới mấy giờ

 Để đảm bảo tính tôn nghiêm, trật tự của ngôi chùa. Chùa Ông có quy định về thời gian mở – đóng cửa. Bạn chỉ nên đến trong phạm vi khung giờ cho phép.

  • Thời gian mở cửa: từ 8h – 17h hàng ngày

– Thời điểm phù hợp tham quan chùa Ông Hội An

Theo kinh nghiệm của người bản địa chia sẻ lại rằng thì bạn có thể ghé thăm ngôi chùa này vào bất cứ thời điểm nào. Vì đa phần các hoạt động đều nằm trong nhà hoặc khu vực có mái che.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn “rinh” thêm những tấm hình sống ảo thì hãy cân nhắc lựa chọn thời điểm đẹp nhất. Thường thì khoảng thời gian từ tháng 2 – tháng 8 là phù hợp.

Lúc này đang là mùa xuân và mùa khô ở Hội An, trời nắng ráo. Thuận tiện cho việc đi lại, chiêm ngưỡng vẻ đẹp phố cổ cũng như tham gia các hoạt động ngoài trời và chụp choẹt các thứ.

 Lưu ý: Vào buổi sáng thì nên tới trước 10h, còn buổi chiều thì tới sau khoảng 14h30.

Nét kiến trúc đặc biệt của chùa Ông Hội An

Toàn thể ngôi chùa gồm có 4 tòa nhà, 2 tả hữu, 1 tiền sảnh và 1 chính điện. Được làm bằng gạch nung, ngói gốm và các chi tiết được chạm khắc, trang trí hết sức tinh tế.

+ Bốn toà nhà

Bốn toà nhà chính của ngôi chùa này được xây cất theo kiểu chữ Khẩu của người Trung. Các mái nhà được lợp theo kiểu mái ống có tráng men màu. Phần nóc trên cao gắn hoa chanh đắp rồng, giao bằng các mảnh sành xứ trắng và màu. Nhìn rất công phu, tỉ mỉ.

+ Cổng chính và tiền sảnh

Điểm đầu tiên mà bạn sẽ nhìn thấy chính là cổng chùa. Cổng chính gây ấn tượng mạnh với đuôi rồng như nằm uốn lượn giữa trời xanh.

Qua khỏi cổng chính có lối vào dẫn vào khu vực tiền sảnh. Tiền sảnh khá rộng và gọn gàng. Hiện tại chùa Ông Hội An còn đặt nhiều đồ vật cổ đặc sắc. Một trong số đó có chiếc chuông đồng chiếc trống gỗ có từ thời vua Bảo Đại vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.

+ Chính điện

Điểm chính và gây ấn tượng nhiều nhất đối với du khách, đó là khu vực chính điện.Tại đây đang đặt bức tượng Quan Vân Trường với dáng vẻ uy nghi, nét mặt oai nghiêm, sắc sảo. Đôi mắt hướng về phía trước.

Bên cạnh đó, ở chính điện còn đặt tượng Quan Công. Hai bên ông là tượng Châu Thương và tượng Quan Bình. Bên tả là con ngựa trắng còn bên trái là con ngựa xích thố, 2 con ngựa cao lớn y như ngựa thật.

Trong chùa Ông còn đặt nhiều câu đối, liên hoàn, hoành phi, tán dương công trạng tán dương và ghi nhớ công ơn của Quán Công.

Các hoạt động chủ yếu diễn ra tại chùa Ông Hội An thu hút khách

Tới đây, ngoài chiêm ngưỡng nét kiến trúc ấn tượng cùa ngôi chùa. Du khách có thể trải nghiệm thêm các hoạt động sau.

+ Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử của chùa Ông

Chùa Ông hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như bia đá, biểu sắc phong, thượng Quan Công, bức hoành, câu đối, xích thố, bạch mã, 2 con ngựa,… Tất cả hầu như đều khá nguyên vẹn.

Đặc biệt, bài thơ Vịnh, bài ngụ ngôn cổ được ông Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm (cha của vị đại thi hào Nguyễn Du) sáng tác vào năm 1775 vẫn còn lưu lại. Cùng với đó 2 bài hoạ của Nguyễn Lệnh Tân và Uông Sĩ Cư cũng còn trưng bày tại đây. Toàn bộ đều là những di tích của thế kỷ 18 còn sót lại.

+ Tham gia vào lễ hội chùa Ông

 Mỗi năm, tại ngôi chùa này diễn ra rất nhiều hoạt động, lễ hội đặc sắc. Thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và du khách từ các nơi.

ảnh: Vinh Trương

Nổi bật là lễ hội mùa xuân. Cứ đến đầu năm, người dân địa phương và du khách các tỉnh thành lân cận đến đây để du xuân, cầu bình an, may mắn trong cuộc sống. Nhất là cầu việc buôn bán, làm ăn được thuận lợi.

Bạn có thể viết những mong ước của mình vào mẫu giấy nhỏ rồi treo vào những vòng hương tròn ở tiền sảnh. Hoặc bạn cũng có thể xin những tờ xuân liên để cầu an.

Ngoài lễ hội này, du khách cũng có thể tham gia lễ hội vía Ông diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng. Hay lễ Vía Quan Hiển Thành vào ngày 24/6 Âm lịch. Đây đều là những sự kiện lớn với nhiều hoạt động đặc sắc.

Bài viết: SON TRA TRAVEL

 

Go top