Tin tức

Tin tức

Một số gợi mở đối với quá trình triển khai các cam kết của Hội An với mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO  


PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương trình bày tham luận tại Hội thảo ngày 14/6/2024

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương- Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam: có một điểm khá tương đồng giữa  Hội An và Chiang Mai (Thái Lan) và Joenju (Hàn Quốc), đó là các thành phố đều có lịch sử lâu đời, là những thực thể sống động với sự đa dạng về các biểu đạt văn hóa và hầu hết đều có đan xen các thế mạnh về ẩm thực, thủ công, nghệ thuật dân gian và du lịch. Vì thế, trong tham luận trình bày tại Hội thảo ““Chính sách, ngun lc xây dng và phát trin Hi An - Thành ph sáng to toàn cu”  đã đưa ra một số gợi mở cho thành phố Hội An:

  • Thành lập Nhóm tư vấn hoặc Tổ tư vấn sáng tạo Hội An bao gồm đại diện chính quyền, đại diện cộng đồng sáng tạo, các doanh nghiệp ở lĩnh vực lựa chọn và các lĩnh vực liên quan, chuyên gia trong nước, quốc tế cùng các chủ thể khác nhằm triển khai hiệu quả các cam kết với UCCN.

Một trong những mối lo ngại đến từ nhiều thành phố trong mạng lưới là chưa phát huy được cơ chế phối hợp giữa các chủ thể trong quá trình triển khai các cam kết của thành phố với mạng lưới. Chiang Mai và Joenju đã tránh được những hạn chế trên từ kinh nghiệm bám sát các yêu cầu đặt ra của các cam kết và tập trung huy động nguồn lực triển khai với sự tham gia, điều phối và đồng giám sát của các chủ thể. Để phát huy hiệu quả triển khai các sáng kiến, Hội An nên xem xét khả năng duy trì một Nhóm tư vấn hoặc Tổ tư vấn sáng tạo Hội An với sự đa dạng hóa các thành viên gồm đại diện chính quyền, đại diện cộng đồng sáng tạo ở lĩnh vực lựa chọn và các lĩnh vực liên quan, chuyên gia trong nước, quốc tế cùng các chủ thể khác nhằm tạo cơ chế quản lý, giám sát, tư vấn hiệu quả cho các sáng kiến hành động của thành phố. Mặt khác, hoạt động của Tổ hoặc Nhóm tư vấn với các thành viên ở các lĩnh vực liên quan sẽ giúp khắc phục hạn chế trong khung chiến lược của UCCN là thiếu hướng dẫn cụ thể cho các các thành phố trong các giải pháp tích hợp với các lĩnh vực liên quan.

  • Phát triển thủ công thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn định vị bản sắc Hội An trong mối liên kết với lĩnh vực như Ẩm thực, Thiết kế, Nghệ thuật truyền thông.

Hội An cũng có thể xem xét các kinh nghiệm của Chiang Mai và Joenju trong việc hiện thực hóa chiến lược thúc đẩy lĩnh vực lựa chọn của thành phố thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn. Ví dụ, thành lập và vận hành Quỹ sáng tạo tinh hoa tinh hoa làng nghề Hội An nhằm kích hoạt sự tham gia đóng góp của cộng động sáng tạo nhằm thúc đẩy thủ công phát triển như một ngành kinh tế trọng tâm của thành phố. Đồng thời, thành phố xem xét việc tạo cơ chế hợp tác công tư nhằm phát huy cộng đồng thiết kế trong việc đa dạng hóa các mẫu mã sản phẩm thủ công truyền thống, đương đại đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch xanh.

Ngày 31/10/2023 Hội An gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian

- Tạo sự dịch chuyển, kết nối linh hoạt của các không gian phố cổ và làng nghề thông qua gắn kết thủ công và nghệ thuật dân gian, các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và nghệ thuật truyền thông theo hướng bền vững từ sự chuyển hóa năng động các nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh mềm của nhóm ngành công nghiệp văn hóa. Hội An có thể tham khảo chi tiết các sáng kiến của Joenju trong việc xây dựng và hiện thực hóa các cam kết với mạng lưới các thành phố sáng tạo ẩm thực của UNESCO thông qua lộ trình hơn 10 năm xác lập bản sắc văn hóa Hàn Quốc dựa trên công thức biến Joenju thành thành phố “sống chậm” để giảm thiểu các áp lực lên khu vực phố cổ.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương- Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 

 

 

 

 

 

Go top