Bánh ít lá gai được làm từ gạo nếp, lá gai, đậu xanh và đường. Bánh được nặn thành hình tròn hoặc trụ với vỏ ngoài màu xanh đen, bên trong có nhân đậu xanh vàng. Bánh Suse được làm từ bột lọc, dừa, đậu xanh và nước hoa bưởi. Bánh với khuôn vỏ được làm từ những lá dừa tươi, tượng trưng về tình yêu và lòng thủy chung sâu sắc.
Ảnh: Quangnamtourist.com
Bánh ít lá gai có vỏ bọc làm bằng bột nếp trộn đường và nước lá gai để có màu đen bóng. Nhưn (nhân) bánh bằng đậu xanh, có màu vàng. Bánh susê nguyên liệu như bánh ít, nhưng không sử dụng với lá gai mà trộn với nước cốt dừa, điểm trang thêm bằng cơm dừa bào sợi nhỏ. Cả bánh ít lá gai và bánh susê đều được bọc bằng lá chuối vẫn giữ màu xanh ngắt. Nhìn bên ngoài, bánh gói có chóp nhọn là bánh ít lá gai, chóp bánh bẹt hơn một chút là bánh susê. Để giữ cho vỏ bánh có màu xanh bắt mắt, khi hấp bánh phải cẩn thận. Không quá già lửa, cũng không được non lửa, canh giờ để vớt bánh ra. Tuy cùng nguyên liệu, nhưng mỗi loại bánh có một hương vị đặc trưng riêng. Bánh ít lá gai có vị ngọt của đường, vị bùi béo của bột nếp, hòa với vị đăng đắng của lá gai. Bánh susê khi ăn có vị thơm của cốt dừa, những sợi dừa tươi hòa trong nhân bánh khi nhai nghe sừn sựt, béo ngậy.
Ảnh: Bánh ít lá gai Hội An
Những món bánh như thế không chỉ có ở mỗi Hội An, nhưng điểm khác biệt của phố Hội so với nơi khác là đặc sản này thực sự là “hàng độc quyền” gắn với “thương hiệu” của một vài cá nhân. Như món bánh ít, bánh susê, nhắc đến nó, người ta chỉ nghĩ ngay đến 3 lò bánh chuyên sản xuất của vợ chồng ông Kiệt, một lò nữa ở đường Nhị Trưng (nối dài) và một lò ở tận ngoài… cù lao Chàm. Người bán bánh ở Hội An cũng chỉ lấy bánh ở các nơi ấy về bán lại.
Creative team tổng hợp