Nghề thủ công

Nghề thủ công

Nguồn gốc đèn lồng Hội An

Lồng đèn Hội An, một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được lưu giữ lâu đời của người dân phố Hội. Những chiếc lồng đèn được người dân tỉ mỉ chăm sóc từng thanh tre, kết hợp với 100% vải lụa tơ tằm ( vải thông dụng nhất ), vải phi bóng, vải lanh hoặc vải đũi tạo nên mỗi màu sắc là một ý nghĩa.  Đến với Hội An, quý khách sẽ được ngắm nhìn khu phố cổ Hội An ngập tràn màu sắc với đa dạng kiểu mẫu lồng đèn do chính tay người dân Hội An làm nên, và đây cũng chính là niềm tự hào của người dân Hội An.

 Nguồn gốc của lồng đèn Hội An

Lịch sử chiếc lồng đèn Hội An đã có vài trăm năm trước, từ thuở đây là một thương cảng nổi tiếng có tên Faifo (Hải Phố). Xưa, khi Hội An là nơi các thương gia người Hoa và Nhật đến giao lưu buôn bán, lập nghiệp. Những người mang họ Châu, La, Thái tận Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông ở Trung Quốc đã mang theo chiếc lồng đèn. Họ treo những chiếc lồng đèn này trước nhà của mình.

Theo ghi chép còn lưu lại thì khoảng năm 206 trước Công Nguyên đến năm thứ 25 sau Công nguyên là thời hưng thịnh của đạo Phật. Từ các chùa các nhà sư thắp sáng các đèn lồng vào đêm rằm. Rồi một vị vua đã đưa phong tục thắp đèn lồng này vào cung vua. Lễ hội đèn lồng từ đó lan ra ngoài dân gian. Ở Hội An, việc treo đèn lồng trước nhà vào những ngày lễ cũng dã trở thành tập tục từ rất lâu, nhưng chưa thành một khu phố như hiện nay.

Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn có ghi lời kể của một thương gia họ Trần người Quảng Đông khi chở hàng đến Hội An như sau: “Người Minh Hương và người Thanh (Trung Quốc) chọn Hội An làm nơi định cư đã mang theo đèn lồng từ quê hương đến và có thói quen thắp sáng đèn mỗi khi màn đêm buông xuống. Còn nhiều người già ở Hội An khẳng định chiếc đèn lồng Hội An hiện nay là nét rất riêng và độc đáo do chính người Hội An nghĩ ra. Trước kia, lồng đèn được làm chủ yếu loại lồng đèn lớn, lồng đèn kéo quân, nhưng dành cho người giàu, người bình thường khó có tiền sắm được. Sau đó, tự người dân học hỏi và bắt đầu làm lồng đèn, chủ yếu là để trang trí trong nhà”.

Cho đến nay, chưa ai biết chính xác lồng đèn Hội An ra đời từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra đèn lồng? Nhưng dù là ai đi nữa, đèn lồng Hội An vẫn không ngừng tỏa sáng và đã lan tỏa ra thế giới. Có người cho rằng đèn lồng có mặt ở Hội An là do những người Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông bên Trung Hoa sang lập nghiệp ở Hội An đã mang theo những chiếc đèn lồng treo trước nhà cho đỡ nhớ quê hương.

 Cấu tạo lồng đèn Hội An

Lồng đèn Hội An được làm từ hai nguyên liệu chính là tre và vải. Tre làm đèn lồng phải là loại tre già còn tươi, người thợ sẽ chẻ ra rồi cưa cắt thành từng khúc theo quy cách của mỗi mẫu đèn. Để bảo đảm độ bền và tránh mối mọt, người thợ còn phải nấu kỹ tre rồi ngâm 10 ngày trong nước muối. Tiếp đến đem tre phơi khô, chẻ rồi vót thành từng nan mỏng tùy theo yêu cầu của mỗi loại đèn. Vải bọc phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm có độ dai để khi căng dán không bị rách. Tùy theo màu sắc của vải mà đèn sẽ có những ánh sáng khác nhau, từ màu đỏ may mắn, màu gấm huyết dụ kiêu sa đến sắc xanh dịu ngọt, màu vàng tươi vui…

Cấu tạo của lồng đèn như sau:

  1. Khung lồng: Làm từ các thanh gỗ nhẹ và bền nhưng vẫn đủ chắc chắn để giữ được hình dáng của lồng đèn. Khung lồng thường có hình dáng hình cầu hoặc hình trụ.
  2. Vải lụa tơ tằm: Làm từ chất liệu lụa tơ tằm cao cấp, mềm mại, mượt mà và bóng loáng. Vải lụa tơ tằm được cắt thành các hình dạng nhỏ và dán lên khung lồng để tạo ra hình ảnh và các hoa văn trên lồng đèn.
  3. Các chi tiết trang trí: Lồng đèn vải lụa tơ tằm thường được trang trí bằng các chi tiết như nơ, dây thừng, đinh tán và phụ kiện khác để tăng thêm vẻ đẹp và quý phái cho sản phẩm.
  4. Đèn điện: Lồng đèn vải lụa tơ tằm được trang bị đèn LED hoặc đèn bóng để chiếu sáng bên trong. Ánh sáng qua vải lụa tạo ra hiệu ứng mềm mại, ấm áp và lãng mạn.

Lồng Đèn Phố

Go top