Nghề thủ công

Nghề thủ công

Ngói âm dương- Nét sáng tạo trong kiến trúc Hội An

 

Ngói âm dương được người Hội An gọi là ngói cong. Mái ngói âm dương được xem là linh hồn của ngôi nhà cổ.

Mái ngói nhà cổ rêu phong. Ảnh: Trile Media

Người Hội An có cách lợp ngói âm dương đặc biệt, khác hoàn toàn so với cách lợp ở đình, chùa, lăng tẩm… Người ta lợp một dãy ngửa và một dãy úp xếp chồng lên nhau chắc chắn tạo nên hình dạng cong đặc trưng, rồi dùng vôi vữa kết dính chống nước tràn vào nhà khi có mưa. Quá trình này đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm để tạo một mái ngói đẹp và chắc chắn.

Mái ngói âm dương phố Hội

Mái ngói âm dương có độ dày và nặng, cấu tạo từng hàng úp và ngửa đã tạo nên các luồng giữ khí, thông gió cho mái nhà. Vào mùa hè trong những ngôi nhà cổ ở Hội An trở nên thoáng mát, mùa mưa thì hạn chế được vấn đề bay và tốc mái khi có bão.

Ngói âm dương đa phần được làm từ ngói nung nên theo thời gian sau mỗi mùa mưa rong rêu mọc lên tạo nên vẻ cổ kính cho những di tích cổ. Và cách sử dụng ngói, lợp ngói âm dương là sáng tạo của người Hội An trong xây dựng các công trình kiến trúc để hài hòa với khí hậu và thời tiết nơi đây.

Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh- Truyền hình Hội An

Go top