Nghề thủ công

Nghề thủ công

Độc đáo làng gốm Thanh Hà ở TP Hội An

Các sản phảm được tạo hình bằng đất sét.

Các sản phảm được tạo hình bằng đất sét.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, làng nghề gốm Thanh Hà được hình thành từ thế kỷ XVI và thế kỷ XVI - XVII được xem là thời kỳ huy hoàng nhất của làng, các sản phẩm gốm được dùng để tiến vua. Tuy nhiên, dù được hình thành lâu đời và có những sản phẩm tiến vua, nhưng làng nghề gốm Thanh Hà từng trải qua nhiều thăng trầm, có thời điểm chỉ còn ít hộ theo nghề.

Người dân đem sản phẩm được làm từ đất vào lò để nung.

Người dân đem sản phẩm được làm từ đất vào lò để nung.

Thế rồi nhờ du lịch phát triển, làng gốm dần dần phục hồi với rất nhiều hộ dân theo nghề. Hiện nay làng nghề gốm Thanh Hà trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong nước và du khách nước ngoài, bởi cách làm và những sản phẩm độc đáo của làng nghề.

Bà Nguyễn Thị Thủy đang làm nắp nồi đất.

Bà Nguyễn Thị Thủy đang làm nắp nồi đất.

Khi chúng tôi có mặt tại đây, bà Nguyễn Thị Thủy, nghệ nhân của làng gốm Thanh Hà đang ngồi trên một chiếc ghế dùng 2 tay tạo nên sản phẩm từ khoanh đất đặt trên chiếc bàn xoay chuyển động.

Các nồi đất sét sau khi hoàn thành được phơi ngoài sân.

Các nồi đất sét sau khi hoàn thành được phơi ngoài sân.

“Sản phẩm tôi đang cho ra đời là một cái nắp của nồi đất hay gọi nồi gốm. Tôi phải từ từ dìu dắt cuộn đất sét lên cao dần, sau đó tôi dùng đôi bàn tay để tạo hình nắp sao cho cân đối, mượt mà. Sau khi sản phẩm tạo xong, tôi tiếp tục bê sang một bên đặt nhẹ trên tấm ván gỗ rồi chờ mang ra phơi khô, sau đó mới đưa vào lò nung. Chỉ vài ngày nữa thì những chiếc nồi đất có nắp sẽ được nung thành phẩm và mang đi tiêu thụ. Nồi đất loại nhỏ được bán giá 5 nghìn đồng/1 cái, loại lớn giá từ 20 đến 30 nghìn đồng/1 cái”, bà Thủy chia sẻ.

Các sản phẩm được đem vào sắp xếp trong lò để nung.

Các sản phẩm được đem vào sắp xếp trong lò để nung.

Tuy nhiên, bà Thủy cho biết, do sản xuất bằng phương thức thủ công nên sản phẩm không nhiều, một ngày làm nhanh cũng chỉ được khoảng 40 đến 50 sản phẩm. Có khi nửa tháng cơ sở của bà Thủy mới đủ sản phẩm đem nung một mẻ lò; ngày mưa có khi 3 tháng, mùa lụt thì khó khăn hơn do làng Thanh Hà nằm vùng trũng thấp.

Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm làm gốm.

Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm làm gốm.

Muốn cho ra những sản phẩm độc đáo này, các nghệ nhân phải đi mua đất sét ở ngoài địa phương với giá từ 500 nghìn đồng/1 tấn. Sau khi đem đất về, người thợ phải xáo trộn đất nhuần nhuyễn cho thật mịn, rất công phu và tốn lực. Sau đó mới đưa đất lên bàn xoay chuyển động, dùng đôi tay của mình tạo ra những sản phẩm đã tính trước. Các loại sản phẩm này tiếp tục được đưa vào lò nung, xếp thật gọn gàng, ngăn nắp. Tùy vào sản phẩm mà người thợ có thể nung từ 1 đến 3 ngày đêm.

Du khách tham quan một cơ sở với nhiều sản phẩm ở làng gốm Thanh Hà.

Du khách tham quan một cơ sở với nhiều sản phẩm ở làng gốm Thanh Hà.

Người dân làng gốm Thanh Hà không chỉ tạo nên những nồi đất gốm như bà Nguyễn Thị Thủy đã làm được nhắc đến ở trên, mà ở đây người dân còn làm ra các loại sản phẩm khác như bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con vật, kể cả chén, bát, chum, vại, gạch, ngói,… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú rất độc đáo. Gốm Thanh Hà được đem đi tiêu thụ khắp nơi như: TP Đà Nẵng, Huế và các tỉnh lân cận.

Một khu trưng bày bán các loại gốm ở làng Thanh Hà.

Một khu trưng bày bán các loại gốm ở làng Thanh Hà.

Tất cả sản phẩm gốm Thanh Hà độc đáo, quyến rũ du khách và các nơi thích thú tiêu thụ chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ Thanh Hà. Du khách đến đây không chỉ thích sản phẩm mà còn thích thú với cách làm và cho ra những sản phẩm gốm ở làng quê này.

Đa dạng các loại sản phẩm từ gốm được trưng bày để bán cho du khách.

Đa dạng các loại sản phẩm từ gốm được trưng bày để bán cho du khách.

Theo ông Nguyễn Văn Nhật, Chủ tịch UBND phường Thanh Hà, làng gốm Thanh Hà tính đến nay khoảng hơn 500 năm tuổi. Trong quá khứ, làng gốm chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của người dân như: nồi đất, bình trà, bình cắm hoa, kể cả gạch, ngói. Từ sau những năm 1990, thị trường gốm dân dụng bị thu hẹp bởi sự xuất hiện của các đồ dùng bằng nhôm, sắt, nhựa quá nhiều. Thế nhưng từ năm 2001 làng gốm Thanh Hà bắt đầu chuyển sang làm du lịch và đã phát triển ổn định.

Người dân Thanh Hà đang nhồi đất sét để làm gốm.

Người dân Thanh Hà đang nhồi đất sét để làm gốm.

“Hiện nay làng gốm Thanh Hà có khoảng 32 cơ sở sản xuất với gần 100 lao động có nguồn thu nhập ổn định. Chính nhờ cách làm ra những sản phẩm bằng thủ công và những sản phẩm gốm độc đáo này nên du khách trong và ngoài nước đã tìm về nơi đây ngày càng đông. Những năm qua số lượng du khách đến tham quan làng gốm Thanh Hà khoảng 650 ngàn người”, ông Nguyễn Văn Nhật thông tin.

daidoanket

Go top