Nằm trong không gian văn hóa chung “chưa mưa đà thấm, chưa nhấm đà say” xứ Quảng nhưng do tác động, chi phối của các điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái - nhân văn và quá trình phát triển dân cư với những chặng đường khá đặc biệt nên bên cạnh những nét văn hóa chung của xứ Quảng các hình thái, loại hình văn nghệ dân gian nói riêng, văn hóa dân gian nói chung ở Hội An còn có những sắc thái riêng, không trùng lặp.
Thành phố Hội An hiện nay có diện tích khoảng 61 km², nhỏ nhất trong các huyện thị, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, dân số khoảng 98 triệu người. Tuy vậy các loại hình, thể loại văn nghệ dân gian sưu tầm được ở đây khá phong phú, đa dạng bao gồm hàng nghìn đơn vị thơ ca, hò vè, dân ca, hàng trăm đơn vị truyện kể dân gian, hàng chục đơn vị diễn xướng dân gian và một số đơn vị thuộc các thể loại khác. Đây là một con số khá lớn khi nhìn trong mối tương quan với diện tích vùng đất và số lượng dân cư. Đa số các đơn vị này đã được sưu tầm, tư liệu hóa để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương.
Điều đáng nói hơn cả là các đơn vị văn nghệ dân gian ở Hội An đã phản ánh hết sức chân thực, sinh động đặc điểm vùng đất, bề dày văn hóa địa phương cũng như tính cách của con người nơi đây. Hội An là vùng đất nằm ở cuối hạ lưu sông Thu Bồn - nơi có Cửa Đại Chiêm mở ra biển Đông nối với các đảo ven bờ. Ở đây có mạng lưới sông rạch chằng chịt, vừa là môi trường cung cấp các loại thủy hải sản, vừa là mạng lưới giao thông hữu hiệu. Yếu tố sông nước - biển đảo vì vậy đã chi phối mạnh mẽ đời sống của cư dân địa phương. Tuy chưa có điều kiện để thống kê các đơn vị tục ngữ, ca dao, dân ca về sông nước - biển đảo chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong kho tàng thơ ca hò vè, dân ca của địa phương nhưng qua số đơn vị sưu tầm được cho thấy chúng khá nhiều, nhất là ở các làng biển như Tân Hiệp, Cẩm An, Cửa Đại hoặc ở các địa phương có nghề sông biển như Cẩm Nam, Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Thanh Hà,… Điều này chứng tỏ ảnh hưởng sâu rộng của sông nước - biển đảo đến đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Hội An. Cùng với các làn điệu dân ca phổ biến ở nhiều địa phương của xứ Quảng như hát ru, hò khoan, hô hát bài chòi, các điệu lý, sông nước - biển đảo cũng đã
để lại tại Hội An các làn điệu dân ca như hò kéo neo, hò chèo ghe, hò giựt chì, các bài nói vè các lái, vè cá,…. Và sự có mặt của loại hình diễn xướng hát bả trạo ở Cẩm An, Tân Hiệp, Cẩm Thanh, Cửa Đại, Cẩm Nam là minh chứng cho tác động mạnh mẽ của biển đảo và tín ngưỡng về biển trong đời sống của cư dân nơi đây.
Văn nghệ dân gian Hội An cũng đã phản ánh sinh động hoạt động kinh tế - ngành nghề đa dạng của vùng đất này với sự có mặt của các đơn vị có nội dung nói về nghề nông, nghề biển, các nghề thủ công như nghề yến Thanh Châu, gốm Thanh Hà, rau Trà Quế, hến Cẩm Nam, mộc Kim Bồng,…
- Rủ nhau cơm gói ra Hòn Muốn ăn được yến phải lòn hang Khô
- Lửa chi lửa rực sáng lòa
Lò gạch lò ngói Thanh Hà là đây
- Muốn về Trà Quế ăn rau Sợ e tưới nước đôi gàu chai vai
- Ai ơi đừng thấy thợ mộc mà chê Dùi cui đóng xuống chán hê chi tiền
- Ai về cồn Hến thì về
Cơm ăn hai bữa làm nghề thụt lui
-
-
- Lấy chồng nghề biển em theo Lấy chồng nghề ruộng vằng treo nợ đòi
-
Thật là một bức tranh ngành nghề nhộn nhịp được vẽ ra bằng các đơn vị thơ ca dân gian. Do là một vùng đất - thương cảng nổi tiếng về hoạt động buôn bán, ngoại thương nên tại đây cũng đã ra đời và lưu truyền nhiều đơn vị ca dao, hò vè có nội dung về hoạt động này, tạo thành một nét riêng mang tính địa phương:
-
-
- Ghe xuôi đến bến Phó Thừa Hội An đến đó trời vừa sáng ra Hỡi người hoa nguyệt nguyệt hoa
-
Sớm mai xuống phố đôi ta trao lời
-
-
- Gió Nam thổi xuống lò vôi
-
Ai đồn với bạn ta có đôi bạn buồn
Dời chân bước xuống ghe buôn
Sóng bao nhiêu gợn, dạ chàng buồn bấy nhiêu…
Có thể khẳng định sự xuất hiện số lượng lớn các đơn vị nói về nghề buôn, về hoạt động kinh tế thươg nghiệp, ngoại thương và sinh hoạt của tầng lớp thị dân là một trong những đặc điểm riêng có của văn nghệ dân gian Hội An.
Tính giao lưu - tiếp biến sâu rộng, mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa cũng được lưu dấu, phản ánh trong các đơn vị văn nghệ dân gian. Một số đơn vị có nội dung trực tiếp nói về sự giao lưu - tiếp biến này như truyền thuyết trấn Cù dậy liên quan đến sự có mặt của người Nhật ở Hội An hoặc các câu ca như:
… Hàng trầu cau là hàng con gái Hàng bánh hàng trái là hàng bà già Hàng bông hàng hoa là hàng Nhật Bản
Hoặc:
Ai về thăm phố Hội An
Tiếng đồn Minh Ký15 đứng hàng cự thương.
Tính giao lưu tiếp biến sâu rộng về kinh tế, văn hóa còn được thể hiện qua một số hình thức diễn xướng dân gian có sự kết hợp giữa hai truyền thống Việt, Hoa như múa Thiên Cẩu, biểu diễn du hồ, hát bội,…
Các đơn vị văn nghệ dân gian ở Hội An còn giúp chúng ta nhận dạng được đặc điểm vùng đất và con người nơi đây, điều mà không phải công trình nghiên cứu văn hóa nào cũng có thể khái quát được. Các tác giả dân gian đã có những thâu tóm và diễn đạt thật tài tình, chính xác vấn đề này qua một số đơn vị văn học dân gian:
-
-
- Cây đa mô cao bằng cây đa Bàn Lãnh Đất mô thanh cảnh cho bằng đất Hội An Chỗ mô vui cho bằng chỗ Phố, chỗ Hàn Dưới sông tàu chạy trên đàng ngựa với xe
- Hội An đất hẹp người đông
-
Nhân tình thuần hậu lá bông đủ màu Dạo từ sông trước xóm sau
Dưới thì Ông Bổn, chùa Cầu ở trên
15 Minh Ký là tên một hiệu buôn người Hoa nổi tiếng ở Hội An, chuyên đi buôn bán đường xa bằng tàu lớn nên còn được gọi là chúa tàu Minh Ký.
Hoặc qua các đơn vị thơ ca dân gian kháng chiến ở Hội An chúng ta có thể nhận ra tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, tấm lòng kiên trung, son sắt của các tầng lớp nhân dân Hội An hướng về Đảng, về Bác Hồ cũng như khát vọng hòa bình và ước mơ về một ngày mai thắng lợi,…
Trong các năm qua, bộ phận di sản văn nghệ dân gian này của Hội An đã từng bước được sưu tầm, nghiên cứu, nhận diện. Việc bảo tồn, phát huy cũng được xúc tiến với những hành động cụ thể như sưu tầm, tư liệu hóa, in ấn, xuất bản, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc thi hát dân ca, hô hát bài chòi, phục hồi, củng cố các đội bả trạo để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng và du lịch, mở các cuộc thi múa Thiên cẩu vào dịp Trung thu hàng năm, dạy hát dân ca cho các em thiếu nhi, thiếu niên vào Đêm phố cổ hàng tháng và mở các lớp dạy dân ca tập trung. Một số hình thức diễn xướng dân gian như hô hát bài chòi, múa Thiên cẩu, hát bội ngoài việc phục vụ nhu cầu phát triển du lịch tại chỗ cũng đã được mang đi giới thiệu ở một số nước trong khu vực và thế giới,…
Dù có được những kết quả bước đầu đáng phấn khởi như vậy nhưng để bộ phận di sản này thực sự trở thành nguồn lực nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương và phát triển kinh tế nhất là kinh tế du lịch, phát huy được giá trị truyền thống trong điều kiện mới hoặc sáng tạo nên những giá trị mới cần có một chiến lược bảo tồn, phát huy lâu dài, căn cơ hơn, trong đó ưu tiên cho việc sưu tầm, nghiên cứu, nhận diện và tuyên truyền, giới thiệu các giá trị của bộ phận di sản này đến với công chúng; đào tạo, xây dựng đội ngũ thực hành kế thừa, nhất là ở những loại hình mang tính nghệ thuật cao; đầu tư xây dựng một số chương trình, tiết mục diễn xướng có nội dung hấp dẫn và thời gian phù hợp để thu hút khán giả, phục hồi một số hình thức diễn xướng của người Hoa tại các hội quán,… Làm được những vấn đề này chúng ta sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian xây dựng Hội An - thành phố sáng tạo có sự gắn kết chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại.
CN. Trần Văn An
Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Dân gian Quảng Nam