Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch

Thăm làng gốm hơn 500 tuổi ở Hội An

1

Làng gốm Thanh Hà là làng nghề truyền thống lâu đời ở Hội An, hình thành từ thế kỷ XVI. 

 

1

Để đến đây, từ trung tâm TP Hội An, bạn di chuyển theo tuyến đường Hùng Vương đến đường Duy Tân. Từ Duy Tân, bạn tiếp tục di chuyển thêm khoảng 500m sẽ đến một ngã tư, rẽ trái là đến làng gốm.

 

1

Làng nghề gốm Thanh Hà mở cửa cho du khách vào tham quan, trải nghiệm từ 8g-17g30 hàng ngày. Giá vé là 15.000 đồng/trẻ em và 35.000 đồng/người lớn. Vé có giá trị trong vòng 24 giờ và bao gồm các dịch vụ như tham quan làng gốm, xem nghệ nhân chuốt gốm, tham quan di tích đình Xuân Mỹ, di tích tổ nghề gốm miếu Nam Diêu, trải nghiệm chuốt gốm và một sản phẩm gốm nhỏ tặng kèm.

 

6

Thời điểm lý tưởng để tham quan làng gốm là ngày trời nắng. Nếu đến làng gốm vào ngày mưa, việc di chuyển hay chụp hình check in có thể phức tạp hơn. Dù vậy, mỗi thời tiết, làng gốm lại có vẻ đẹp khác nhau và những trải nghiệm khác nhau.


Gốm Thanh Hà được làm từ đất sét, không tráng men và nung bằng lò củi truyền thống để tạo sản phẩm có nhiều sắc màu khác nhau như vàng, đỏ, đỏ gạch, nâu, hồng, đen…

 

1

 

Mọi công đoạn trong quy trình làm gốm từ khâu tạo hình đất sét bằng bàn xoay, vẽ trang trí, hong khô cho đến đưa vào lò nung đều do thợ (nghê nhân) làng gốm thực hiện bằng tay.

Mọi công đoạn trong quy trình làm gốm từ khâu tạo hình đất sét bằng bàn xoay, vẽ trang trí, hong khô cho đến đưa vào lò nung đều do thợ (nghệ nhân) làng gốm thực hiện bằng tay.

 

Bên cạnh cách thức tạo hình sản phẩm như nhiều làng nghề gốm khác, để nâng cao hiệu suất lao động, một số sản phẩm của gốm Thanh Hà sẽ cần hai người cùng thực hiện: một người đạp bàn xoay, một người tạo hình dáng cho sản phẩm.

Bên cạnh cách thức tạo hình sản phẩm như nhiều làng nghề gốm khác, để nâng cao hiệu suất lao động, một số sản phẩm của gốm Thanh Hà sẽ cần 2 người cùng thực hiện: 1 người đạp bàn xoay, 1 người tạo hình dáng cho sản phẩm.

 

Sau buổi biểu diễn của nghệ nhân làng gốm, du khách cũng được mời để trải nghiệm làm gốm miễn phí. Dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân, du khách có thể tạo hình món đồ thông dụng hay bất cứ thứ gì mà mình thích, gửi lại nung và được cơ sở gốm gửi về nhà theo địa chỉ du khách để lại.

Sau buổi biểu diễn của nghệ nhân làng gốm, du khách cũng được mời để trải nghiệm làm gốm miễn phí. Dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân, du khách có thể tạo hình món đồ thông dụng hay bất cứ thứ gì mà mình thích, gửi lại nung và được cơ sở gốm gửi về nhà theo địa chỉ du khách để lại.

 

Nếu có dịp đến làng gốm Thanh Hà Hội An vào dịp mùng 10 tháng giêng hàng năm, du khách sẽ được tham dự lễ cúng tổ nghề. Đây là dịp để người dân tri ân tổ nghề gốm và cầu cho một năm mới bình an, phát triển. Bên cạnh hoạt động rước kiệu tổ, trong lễ giỗ tổ còn có rất nhiều trò chơi dân gian vui nhộn như nấu cơm niêu, chuốt gỗ…

Các sản phẩm gốm tại đây có giá khá mềm, vì thế, bạn đừng quên mua sản phẩm gốm về làm quà tặng người thân, bạn bè cũng như ủng hộ các nghệ nhân của làng nghề. 

 

Ghé thăm thế giới gốm Việt thu nhỏ - Công viên đất nung Thanh Hà Công viên đất nung tại làng gốm Thanh Hà có diện tích lên đến 6.000 m2, là công viên gốm lớn nhất Việt Nam hiện nay. Đây là nơi bảo tồn và lưu giữ các sản phẩm gốm của làng Thanh Hà, đồng thời quảng bá gốm Việt đến với bạn bè quốc tế.  Công viên đất nung có 2 khu riêng biệt là tòa nhà úp và toà nhà ngửa. Toà nhà úp là khu vực bảo tồn các hiện vật gốm có từ thời xa xưa. Toà nhà ngửa là khu triển lãm và giới thiệu các tác phẩm gốm mới. Đặc biệt, nơi đây còn có các sản phẩm bằng gốm mô phỏng những công trình kiến trúc nổi tiếng như: Nhà Trắng, Tháp nghiêng Pisa, Kim Tự Tháp, Nhà thờ Đức Bà Paris, Chùa Một Cột…

Để tìm hiểu thêm về làng gốm, bạn có thể ghé thăm các di tích thuộc làng nghề hay thế giới gốm Việt thu nhỏ - công viên đất nung Thanh Hà Công, công viên gốm lớn nhất Việt Nam hiện nay (diện tích 6.000m2).

 

. Đây là nơi nơi bảo tồn và lưu giữ các sản phẩm gốm của làng Thanh Hà, đồng thời quảng bá gốm Việt đến với bạn bè quốc tế. Công viên đất nung có 2 khu riêng biệt là tòa nhà úp và toà nhà ngửa. Toà nhà úp là khu vực bảo tồn các hiện vật gốm có từ thời xa xưa. Toà nhà ngửa là khu triển lãm và giới thiệu các tác phẩm gốm mới. Đặc biệt, nơi đây còn có các sản phẩm bằng gốm mô phỏng những công trình kiến trúc nổi tiếng như: Nhà Trắng, Tháp nghiêng Pisa, Kim Tự Tháp, Nhà thờ Đức Bà Paris, Chùa Một Cột…

Công viên đất nung có 2 khu riêng biệt là tòa nhà úp và tòa nhà ngửa. Tòa nhà úp là khu vực bảo tồn các hiện vật gốm có từ thời xa xưa. Toà nhà ngửa là khu triển lãm và giới thiệu các tác phẩm gốm mới. Công viên cũng trưng bày sản phẩm bằng gốm mô phỏng những công trình kiến trúc nổi tiếng như: Nhà Trắng, tháp nghiêng Pisa, Kim Tự Tháp, nhà thờ Đức Bà Paris, chùa Một Cột…

 

1

Một số lưu ý khi thăm làng gốm Thanh Hà: Không nên đến khu vực lò nung vì lò rất nóng và có thể gây nguy hiểm; lựa chọn trang phục thoải mái, giày đế bằng để tiện cho việc đi lại; mang theo các vật dụng cần thiết như ô, dù, mũ nón và nước lọc; thời gian lý tưởng nhất để tham quan làng nghề là từ 8g-10g và từ 15g-18g. 

Năm 2019, nghề gốm Thanh Hà được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Giỗ tổ nghề gốm được tổ chức hằng năm vào ngày 10/7 âm lịch với nhiều hoạt động rước kiệu tổ, trong lễ giỗ tổ còn có rất nhiều trò chơi dân gian vui nhộn như nấu cơm niêu, chuốt gỗ…

Bài và ảnh: Huỳnh Hằng- Báo PN

Go top