Nghệ thuật dân gian

Nghệ thuật dân gian

Múa Thiên Cẩu hiện nay tại Hội An

Múa Thiên Cẩu là một loại múa vật linh khá đặc biệt, lưu truyền ở Hội An từ lâu đời và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều người dân phố Hội.

Ảnh: Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh- Truyền hình Hội An

Thiên Cẩu có nghĩa là con chó nhà trời, đây là một linh vật mang tính huyền thoại với những đặc điểm khác thường. Đầu to được làm từ mây, tre, giấy, trang trí nhiều màu sắc rực rỡ. Trên đầu có chiếc sừng nhọn, cong về phía trư.ớc trán. Mũi và tai to vểnh cao, mắt Thiên Cẩu mở to uy nghiêm, mi mắt nhô cao và có thể mở khép được. Miệng Thiên Cẩu mở to, hàm trên cố định, hàm dưới có râu dài, có thể khép vào mở ra theo điệu múa. Hai bên hàm có hai chi tiết gọi là mang, hình giống hai con cá chép. Thân Thiên Cẩu là một tấm vải dài, thường là màu đỏ, ở giữa tạo dáng sống lưng, phía sa.u buộc một túm lá cây tạo dáng đuôi.

Múa Thiên cẩu có bài bản và kỷ thuật riêng, gắn với ý nghĩa trừ tà, cầu phúc, cầu trăng sáng để mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.

Triển lãm ảnh "Nghệ thuật múa Thiên Cẩu" tại Hội An

Đầu thế kỷ XX, cứ vào dịp Nguyên Tiêu, ngày khai trường, đặc biệt là Tết Cổ truyền hay Trung thu, lan khắp các con phố nhỏ dài của Hội An râm ran rồi rộn ràng nhịp trống múa Thiên Cẩu. Hình thức sinh hoạt này dẫn trở thành nét văn hóa đặc thù của người dân Hội An xưa.

nh: sưu tầm

Múa Thiên Cẩu ở Hội An cũng đã qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Có lúc tưởng chừng như đã đi vào quá vãng. Nhưng may sau đó, chính quyền thành phố  đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp cấp bách để giữ gìn, bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này. Đến nay, hoạt động múa Thiên Cẩu hiện vẫn còn duy trì và là một thành tố văn hoá rất đặc sắc tại Hội An. 

HH Tổng hợp

Go top