Di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá phi vật thể

Hội An hiện đang là một điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước. Nơi đây không chỉ có sự độc đáo về những nét văn hóa truyền thống, mà cò ấn tượng bởi kiến trúc phố cổ Hội An.

Cao lầu
Cao lầu
Nhiều người vẫn thắc mắc tại sao lại gọi tên món ăn là cao lầu. Có phải trước đây món ăn này thường được bày bán trong những quán ăn có lầu hay không ? Nó có quan hệ thế nào với hiệu cao lâu ở 36 phố phường Hà Nội ? Ngoài đó, người ta gọi các tiệm ăn sang trọng của những chú Hoa kiều là cao lâu. Nhà thơ và cũng là nhà ăn chơi nổi tiếng của đất Nam Định Trần Tế Xương đã từng tự thú: "nghiện trà, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu...". Và nó có dính líu gì với thú cao lâu gắn với việc vui chơi đàn hát của các ca nhi thuở trước. Vì chữ lầu trong cao lầu còn có thể đọc là lâu. Là nơi gặp gỡ của dân tứ xứ từ trong nước cho đến nước ngoài, từ Kẻ Chơ cho chí Đồng Nai, Gia Định, ai dám chắc rằng trước đây thú cao lâu đã không có mặt ở Hội An. Chẳng rõ như thế nào, chứ nhà thơ tài hoa Cao Bá Quát cũng đã từng tham gia vào một buổi vui chơi đàn hát tại phố Hội An và nơi đây ông đã gặp lại một người quen cũ vốn là ca nhi ở Đàng Ngoài... Dù thế nào thì cao lầu cũng vẫn là một món ăn riêng có của Hội An. Nó bao hàm trong mình nhiều vấn đề lịch sử - văn hóa hết sức thú vị. Để có được tên gọi và vị trí như ngày nay chắc hẳn nhiều thế hệ cư dân địa phương đã bỏ nhiều công sức để mày mò gia công, chế biến.
Xem thêm
Go top