Không gian sáng tạo

Không gian sáng tạo

Bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian tại Hội An với những cách làm sáng tạo

Với mục đích làm cho người dân địa phương và công chúng phải “thấm”, phải “yêu mến” loại hình nghệ thuật truyền thống này, rồi từ đó, nhà quản lý mới có thể dựa vào Nhân dân, dựa vào cộng đồng để bảo tồn, khôi phục và phát triển có hiệu quả, những cách làm của thành phố Hội An trong những năm qua, đó là:

Luôn chú trọng xây dựng các tiết mục hát dân ca, hát hò khoan đối đáp, hát lý, hát ru,... dàn dựng thành các kịch bản dân ca, ca cảnh dân ca để biểu diễn phục vụ công chúng trong các chương trình văn nghệ phục vụ cơ sở. Tại các cuộc hội diễn văn nghệ quần chúng tại địa phương, hoặc tại thành phố, cũng luôn luôn đề cao xây dựng những tiết mục nghệ thuật truyền thống, coi đó là tiết mục đóng vai trò chủ đạo.

Hằng năm, khi tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn từ cấp xã phường đến cấp thành phố, từng đối tượng riêng biệt của hội thi, hội diễn,… khi xây dựng điều lệ, đơn vị cũng luôn cơ cấu ít nhất 1 tiết mục dân ca hoặc kịch dân ca truyền thống, đây được coi là điều kiện bắt buộc để các đơn vị tham gia hội thi. Từ đó trong tất cả các cuộc hội thi, hội diễn cấp thành phố cũng như khi tham gia hội thi, hội diễn cấp tỉnh, khu vực hoặc toàn quốc, các làn điệu dân ca, các tác phẩm mang âm hưởng dân ca luôn được đề cao. Cũng với cách làm này, các chương trình tham gia dự thi của Hội An luôn luôn mang được nét đặc sắc riêng, được đánh giá cao và đạt giải cao.

Bên cạnh đó, với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị làm công tác thông tin tuyên  truyền, có Đội tuyên truyền lưu động, do vậy khi xây dựng kịch bản thông tin tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các cuộc vận động lớn các các bộ, ngành Trung ương và địa phương, Trung tâm đều xây dựng các kịch bản tuyên truyền bằng các làn điệu dân ca. Qua câu hò, điệu lý, chủ trương chính sách vừa dễ đi vào lòng dân, vừa làm cho nhân dân yêu thích, ghi nhớ các thông tin chủ trương qua các làn điệu dân ca truyền thống.

Đối với nghệ thuật hô hát bài chòi tại Hội An - tưởng chừng như đã bị “lãng quên”, nhưng với cách làm riêng biệt, kiên trì và hiệu quả của Trung tâm, sự yêu quý, say mê của cộng đồng người dân đã làm cho nghệ thuật hô hát bài chòi tại Hội An được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Đó là từ năm 1998, Trung tâm đưa trò chơi bài chòi vào phục vụ du khách hằng đêm trong Đêm phố cổ, từ chỗ mỗi tháng 1 ngày đến

 

năm 2004 là mỗi tuần 02 ngày tổ chức trong chương trình thực hiện Đề án Phố đi bộ, và từ 2006 đến nay, trò chơi bài chòi được tổ chức hằng đêm để phục vụ du khách. Đến nay, nghệ thuật bài chòi đã đi vào đời sống văn hóa, là sản phẩm du lịch của thành phố ngày càng sôi nổi.

Trên lĩnh vực hát Tuồng tại Hội An cũng được đơn vị đầu tư chú trọng. Từ những năm 1995, Câu lạc bộ Tuồng thuộc Nhà Văn hóa Hội An (nay là Trung tâm VH-TT&TT-TH) cũng được đề xuất thành lập. Câu lạc bộ tập hợp được đã biểu diễn các vở tuồng cổ truyền và các vở tự biên. Câu lạc bộ cũng tích cực gây dựng, truyền nghề cho Đội tuồng không chuyên thôn Trà Quế, Đội tuồng Thanh Hà. Và từ khi có sinh hoạt Chiếu Tuồng trong sự kiện Đêm Phố cổ và tiết mục trình diễn trích đoạn Tuồng hay giới thiệu mặt nạ Tuồng của nhà Biểu diễn nghệ thuật cổ truyền Hội An, thì nghệ thuật hát Tuồng vẫn được gìn giữ và tổ chức hoạt động liên tục cho đến ngày hôm nay.

Trung tâm Văn hóa- Thể thao &Truyền thanh- Truyền hình Hội An

Go top